Hòa mình vào văn hóa bản địa

Hòa mình vào văn hóa bản địa

Hòa mình vào văn hóa bản địa

Là đoạn cuối của dãy Trường Sơn trùng điệp, Quảng Bình không chỉ nổi tiếng về những tấm lòng quả cảm, về sự hy sinh mất mát của vùng đất tuyến đầu tổ quốc trong những năm chiến tranh chống Mỹ mà còn nổi tiếng bởi những hang động được xếp vào di sản thiên nhiên của thế giới chứa đựng nhiều dấu ấn lịch sử của sự phát triển loài người, của những điều mà ít người biết đến. Ấy là câu chuyện của di chỉ văn hóa Bàu Tró, ấy là câu chuyện về vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị về văn hóa của các cộng đồng thiểu số. Những vết chân in trên những dải cát mênh mông kia cũng là những câu chuyện dài chưa nói hết...

Quảng Bình còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, bởi sự giao thoa của các nền văn hóa cổ đại cùng những lễ hội dân gian truyền thống: Lễ hội đua thuyền, cầu ngư cầu mùa, tưởng niệm thành hoàng... Với những nghi lễ hết sức đa dạng, phong phú theo từng địa phương.

Với tôi, Quảng Bình hết sức hấp dẫn. Quảng Bình như một chiếc bánh đa, nếu được nướng khéo, cảm giác giòn tan trong vòm họng, vị bùi của gạo, vị thơm của vừng sẽ làm ta không thể không tiếp tục thưởng thức, ngược lại, nếu bị nướng cẩu thả, chiếc bánh đa sẽ bị chai cứng, chẳng còn hấp dẫn...

Quảng Bình là thế, rất mộc, rất đời, rất thú vị nhưng rất tiếc là quá ít người hiểu được giá trị vô hình này để khai thác và cảm nhận.

Click để xem lịch trình Tour
Kinh nghiệm di chuyển đến và đi trong tỉnh Quảng Bình
Các tuyến xe khách đi đến Quảng Bình Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Xem chi tiết bài viết tại đây

Các điểm thuê xe máy tại Đồng Hới Quảng Bình Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Xem chi tiết bài viết tại đây

  1. Văn hóa và lễ hội ở Quảng Bình (Khám phá)

    đang cập nhật

    Các điểm đến nổi tiếng

    Hiện tại chưa có điểm đến nào trong hành trình này
  2. Những cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Quảng Bình (Khám phá)

    1. Người Vân Kiều (còn gọi là người Bru)

    Vốn là cư dân nông nghiệp có trình độ tương đối phát triển, tập trung sinh sống tại vùng trung Lào, sau những biến động của lịch sử diễn ra nhiều thế kỷ, họ phải di cư đi các nơi. Một số đi theo hướng Tây Bắc sang Thái Lan, một số đi theo hướng Đông tụ lại vùng miền núi phía Tây Quảng Bình, họ dựng làng xung quanh hòn núi Vân Kiều (núi Viên Kiều), về sau người Việt lấy tên của hòn núi đặt cho một tổng của người Bru, và từ đó họ còn được gọi là Bru - Vân Kiều. Ngôn ngữ của họ thuộc nhóm ngữ hệ Môn-Khơ Me, bên cạnh những nét văn hóa truyền thống, họ có tư duy sống không khác mấy so với người Kinh.

    2. Người Arem (nằm trong nhóm tộc người: Arem, Chứt, Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, Xá Lá Vàng)

    Ngôn ngữ Arem thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Các nhà khoa học khẳng định, người Arem có gia tài văn hóa rất đặc biệt. Họ có ngôn ngữ, có phong tục với những bí ẩn lạ lẫm, chưa khám phá hết. Năm 1956 khi lần đầu tiên người Arem được phát hiện ở Quảng Bình, họ chỉ có chưa đến 100 người. Cuộc sống người Arem nguyên thủy trong những hang đá hoặc dưới rèm đá ở rừng già Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Thời điểm đó, người ta cho rằng người Arem ngoài cuộc sống ''ăn lông ở lỗ''  ra họ không có bất cứ tài sản nào về tinh thần. Thế nhưng mới đây, người Arem đã là cho mọi người phải ngạc nhiên. Nếu ta gặp bất cứ một người Arem nào và hỏi: Thuộc tộc người nào? Người Arem sẽ không ngần ngại nói: ''Chăm rău Arem'' nghĩa là ''tôi là người Arem''.

    3. Người Ma Coong

    Người Ma Coong thuộc tộc Bru Vân Kiều, cư trú thành từng bản làng nhỏ, rải rác từ biên giới Việt - Lào. Bản Cà roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) mảnh đất linh thiêng của người Ma Coong. Nơi đây còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa như lễ hội đâm trâu, lễ hội đập trống (đánh trống)... Lớn nhất là lễ hội đập trống. Ngoài ý nghĩa cầu mùa màng bội thu, lễ hội này còn có một tập tục tương tự như đêm chợ tình Khâu Vai, là nơi giao duyên, gặp gỡ của đôi lứa nên có sức hấp dẫn rất lớn. Hằng năm vào ngày 16 thánh Giêng, người Ma Coong cả già lẫn trẻ, diện những bộ áo quần đẹp nhất, ở khắp các bản gần xa, thậm chí đồng bào Ma Coong ở tận nước bạn Lào cũng kéo nhau về bản Cà Roòng tham gia lễ hội đập trống.

    4. Người Khùa

    Người Khua sống hòa mình với thiên nhiên và vẫn duy trì được nhiều tục lệ riêng hết sức nhân văn nơi những triền núi phủ lau ngút ngàn ở miền Tây huyện Minh Hóa, Quảng Bình.

    Tộc người Khùa rất coi trọng việc ứng xử với tự nhiên. Với rừng, họ thờ thần rừng, với sông suối họ thờ thần nước... Các loại thần, với người Khùa đều đồng nghĩa  với ma. Một người am hiểu dân tộc mình, nói rằng: ''Cái nơi ta sống có nhiều ma, nên nhà ai cũng có bậc cửa vào ra để thờ ma. Ma làm cho người của ta sợ, ma cũng làm cho người của ta thích kể chuyện, ma làm cho người Khua biết hát, biết uống rượu, ma làng cho người Khua biết sinh con đẻ cái...''. Những hiện tượng thiên nhiên, ốm đau, bệnh tật, không lý giải được người Khùa cho đó là ma và tổ tiên người Khùa đã sáng chế ra một vật thiêng, được coi như vị thần tối thượng điều khiển được ma, ấy là ''Tà Riềng''. Tà riềng là một loại khèn có tiếng nỉ non được thổi lên từ lồng ngực những người thông thái nhất bản sẽ đưa lại sự bình an cho người dân. Khèn Tà Riềng làm từ cây lồ ô nhỏ của vùng núi cao nhất bản, thanh âm trong vắt vỗ về ma trú ngụ trong từng căn nhà, để ma phù hộ cho người Khùa tai qua nạn khỏi, mùa màng khấm khá. Ngoài ra tiếng nỉ non của Tà Riềng còn làm cho những món ăn aboong, adoong, abiing ngon hơn từ cá suối, cá khe.

    Các điểm đến nổi tiếng

    Hiện tại chưa có điểm đến nào trong hành trình này
Khách sạn đi kèm trong Tour
Khách sạn chưa được cập nhật trong hành trình đi của bạn
Phòng khách sạn dự kiến
Thông tin chưa cập nhật
Chưa cập nhật