Điểm đến tương tự
Khám phá thêm về các điểm du lịch nổi tiếng khácĐêm tình nhân của người Ma Coong
Người Ma Coong ở Thượng Trạch có 287 hộ (1.557 khẩu), cư trú tại 18 bản làng dọc biên giới Việt - Lào. Lễ hội đập trống của ...
Khám phá
Người Ma Coong ở Thượng Trạch có 287 hộ (1.557 khẩu), cư trú tại 18 bản làng dọc biên giới Việt - Lào. Lễ hội đập trống của họ được tổ chức tại bản Cà Roòng, mảnh đất linh thiêng của người Ma Coong.
Lễ hội đập trống của người Ma Coong được tổ chức một năm một lần vào ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn và quan trọng nhất của dân tộc ít người này. Lễ hội được tổ chức tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống của dân tộc Ma Coong còn thu hút rất đông đồng bào dân tộc khác ở các vùng lân cận và du khách khi đi du lịch Quảng Bình đúng dịp này cũng về dự hội.
Theo truyền thuyết của người Ma Coong, ngày xưa vùng đất của người Ma Coong đang ở xuất hiện một con khỉ ác màu vàng, hằng đêm nó thường vào rẫy của bà con dân bản ăn ngô, phá lúa và cây trái của bà con. Từ khi có khỉ ác xuất hiện, người Ma Coong liên tục mất mùa đói kém, đau ốm triền miền.
Người Ma Coong dùng nhiều cách đuổi khỉ ác nhưng vẫn bất lực. Đêm trước ngày rằm tháng Giêng, vị già bản nằm mơ thấy Giàng (thần trời) hiện về mách bảo, muốn đuổi khỉ thì hãy làm một chiếc trống tiếng thật vọng mang ra đánh vào đêm trăng sáng nhất, khi khỉ ác về phá mùa màng.
Ngay hôm sau, đàn ông người Ma Coong khẩn trương hoàn thành ngay một chiếc trống đẹp, âm thanh to ấm, vang xa tận sâu trong lòng đại ngàn Trường Sơn. Chờ khỉ đến đúng giờ trăng sáng nhất đêm rằm 16, thanh niên mang trống ra thay nhau đánh, khỉ ác hoảng sợ bởi tiếng trống nên trốn khỏi vùng đất này, không bao giờ trở lại.
Để tưởng nhớ vị già bản tiên tổ người Ma Coong, đền đáp công ơn của Giàng, những của ngon vật lạ trên vùng đất của người Ma Coong được lựa chọn, bày biện làm lễ cúng tế linh đình.
Suốt cả ngày 16 tháng Giêng, dân bản Cà Roòng ai cũng bận rộn vì tối này là trung tâm của lễ hội đập trống. Đàn ông thì lo phần chuẩn bị hội, còn đàn bà thì chuẩn bị thức ăn để tiếp đón bà con từ các bản khác đến.
Cách làm trống của người Ma Coong
Theo phong tục, người Ma Coong lấy chi cúp, một loại cây thuốc rỗng ruột, sống hàng chục năm giữa đại ngàn làm tang trống. Tang trống được giữ từ năm này qua năm khác, chỉ khi nào hỏng mới thay. Mặt trống mỗi năm thay một lần vào mùa lễ hội. Trong năm, khi làm thịt trâu, già làng sẽ chọn tấm da đẹp nhất treo lên gác bếp để xông khói. Cuối năm thì đem ra làm mặt trống chuẩn bị cho lễ hội.
Người Ma Coong có cách bịt trống khá đặc biệt. Họ dùng những sợi mây rừng chuốt kỹ, đem luộc trong nồi đồng. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của già làng, những bàn tay chắc khoẻ của cánh thanh niên luồn từng sợi mây vào tấm da trâu, riết căng, ép chặt vào hai mặt trống.
Những sợi dây mây buộc giăng ngang dọc trên tang trống lại được căng một lần nữa bằng những nêm tre già đóng chặt, kéo cho mặt trống có hình thù như quả cầu gai.
Cách tổ chức lễ hội
Chập choạng tối, sương quấn lấy những ngọn cây, mái nhà sàn, từ các lối mòn dẫn vào bản bắt đầu rậm rịch bước chân của các chàng trai, cô gái, của đàn ông, đàn bà các bản trong xã đổ về bản Cà Roòng tham gia lễ hội. Có nhiều người ở các bản xa như A Ky, Cồn Roày, Cu Tồn và cả đồng bào Ma Coong ở nước bạn Lào cũng tới.
Các tộc người ở gần đó như A Rem, Trì, Ca Rai cũng hào hứng đến chung vui. Anh Y Heng, người Ma Coong ở nước bạn Lào cho biết: "Nhà miềng ở rất xa nên miềng phải tranh thủ đi từ khi con gà chưa thức giấc, chừ con trăng vừa lên mới tới đó. Năm nào miềng cũng đi cả".
Già bản Đinh Năng bày lễ vật và 7 mâm cỗ cúng Giàng. Mỗi mâm cỗ gồm một con gà trống, một con cá, một líp xôi, đọt măng rừng, đọt mây, cây đoác. Trước 7 mâm là 7 hũ rượu thiêng, loại rượu ủ bằng những lá cây rừng đặc biệt của người Ma Coong với nếp ngon được cất cả năm mới đưa ra. Cá cúng Giàng được bắt từ khúc suối cấm, đây là đoạn ngăn của con suối A Ky.
Già làng Đinh Năng trong lễ phục váy đỏ pha những đường xanh chạy dọc tượng trưng cho sức sống như cây rừng đại ngàn giữa Trường Sơn của người Ma Coong, để tóc xoã, bắt đầu cúng. Ông đốt những ngọn nến bằng sáp ong cháy, hắt ra thứ ánh sáng lung linh huyền ảo.
Già cất tiếng: "Khấn mời Giàng, mời con ma mót về ăn nắm xôi, uống cần rượu, coi lễ hội để phù hộ cho người Ma Coong được mùa, được cái ăn, cái mặc, sinh sôi như cây trên rừng, dẻo dai như suối trước bản. Mời về, mời về".
Người Ma Coong ở Thượng Trạch có 287 hộ (1.557 khẩu), cư trú tại 18 bản làng dọc biên giới Việt - Lào. Lễ hội đập trống của ...
Khám phá